Thêm giỏ hàng thành công.
Banner mobi
Hotline:
0923682679
0 SP
Trồng chuối mang lại hiệu quả kinh tế cao

* Nguồn gốc xuất xứ: 

Kết quả thực hiện đề tài “Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp khoa học công nghệ và kinh tế thị trường phát triển sản xuất chuối tiêu xuất khẩu ở Việt Nam”.

* Phạm vi áp dụng:

Vùng Đồng bằng Sông Hồng.

* Đối tượng áp dụng: 

Các tổ chức và cá nhân trồng chuối.

* Yêu cầu của bản hướng dẫn kỹ thuật:

- Phù hợp với vùng Đồng bằng Sông Hồng

- Đạt năng suất trên 40 tấn/ha

- Đạt tiêu chuẩn xuất khẩu trên 85% 

- Hiệu quả kinh tế tăng 10-15% so với trồng ngô và một số cây trồng khác tại địa bàn sản xuất.


1. Chọn đất và kỹ thuật trồng.

1.1. Lựa chọn địa điểm trồng chuối

*  Yêu cầu về đất đai

Cây chuối có thể trồng trên nhiều loại đất, nhưng tốt nhất là trên đất phù sa có tầng mặt dày, tơi xốp, nhiều mùn, giàu dinh dưỡng, giữ ẩm và thoát nước tốt. Trên đất có tầng canh tác mỏng, nhiều cát, nghèo chất hữu cơ hoặc nhiễm mặn cây chuối sinh trưởng kém hơn cho dù bón phân và tưới nước nhiều hơn. Đất trồng chuối nên có lớp đất mặt dày quá 0.75 m để rễ phát triển, hàm lượng sét và khả năng trao đổi cation trung bình khá. Cây chuối có thể chịu được độ pH đất trong khoảng từ 5.0-7.0. Nếu đất chua quá hoặc kiềm quá sẽ ảnh hưởng đến chất lượng quả, không ngọt và không thơm. 

*  Yêu cầu về điều kiện khí hậu

Cây chuối sinh trưởng tốt nhất ở những nơi ấm và ẩm, với sự phân bố đều về lượng mưa trong năm. Nhiệt độ lý tưởng trong khoảng từ 15-350C. Trừ khi điều kiện tưới nước tốt, lượng mưa không ít hơn 100 mm/tháng. Mặt khác, cũng nên tránh trồng chuối ở những nơi hay xảy ra ngập lụt. Để cây chuối sinh trưởng thuận lợi, lượng mưa hàng tháng cần phân bổ đều và khoảng 200-220 mm/tháng. 

Vì chuối là cây thân thảo, không có mô gỗ nên rất mẫn cảm với gió mạnh. Vì vậy, những nơi có gió bão to cũng nên tránh.

Ngoài ra, thời vụ trồng chuối cũng nên điều chỉnh tuỳ theo mùa vụ. Không nên trồng chuối muộn hơn 6 tuần trước khi mùa khô bắt đầu, hoặc tránh thời gian thu hoạch trùng với thời kỳ gió bão.

*Yêu cầu dinh dưỡng

- Đạm: Có trong các bộ phận của cây chuối nhất là bộ phận non. Đạm ảnh hưởng đến việc phân hoá mầm hoa nhất là việc hình thành hoa cái. Thiếu đạm lá chuối mỏng, tốc độ ra lá chậm, nải ít quả, buồng ít nải. Nếu bón đủ đạm cây ra hoa sớm hơn từ 1-2 tháng, năng suất tăng từ 5-20%. Bón nhiều đạm lá dày, xanh đậm, quả nhiều nước, nhạt, cây chuối dễ nhiễm bệnh.

- Kali: Chứa nhiều trong thân giả, thân ngầm, vỏ quả và nhiều nhất ở các đỉnh sinh trưởng. Kali có ảnh hưởng rất lớn đến sản lượng và phẩm chất quả chuối.

+ Thiếu kali: cây gầy yếu đẽ đổ, dễ nhiễm bệnh, ở mép lá bị khô như cháy.

+ Đủ kali: quả to, phẩm chất ngon, thơm, chống bệnh tốt

+ Thừa kali: Làm cho quả chóng chín, khó bảo quản.

- Lân: Ảnh hưởng không rõ bằng đạm và kali, nhưng bón đủ lân lá sẽ cứng, chống được nấm bệnh, lân giúp cho sự phát triển của rễ.

- Can xi: Nếu thiếu can xi lá bị đốm vàng, kém xanh, phiến lá nhỏ, sức chống bệnh kém. 

* Những yêu cầu khác

Sự phổ biến của các loại sâu bệnh hại, khả năng cung cấp và giá nhân công, sự tiện lợi về giao thông, giá thuê đất … cần được xem xét khi lựa chọn địa điểm trồng chuối. Để giữ cho đồng ruộng sạch bệnh,  việc lựa chọn những nơi mà vùng phụ cận không có những cây chuối bị bệnh hoặc không có cây ký chủ có thể thay thế của bệnh hại chuối là rất quan trọng.


1.2. Chuẩn bị vườn trồng chuối

* Chọn đất:

- Chọn khu vực có điều kiện sinh thái thích hợp đối với cây chuối.

- Nếu trồng ở qui mô lớn thì cần có diện tích đất tập trung, có đường giao thông để tiện vận chuyển.

- Chọn vùng không có gió mạnh

- Chọn đất tơi xốp, thoáng khí, tiêu nước và giữ ẩm, tầng canh tác dày, mạch nước ngầm cách mặt đất trên 60 cm, hàm lượng mùn trên 2%, độ pH 5-7.

* Làm đất

Đất bằng, vụ trước trồng cây khác cần được cày và bừa 2-3 lần đến độ sâu 0,5 m rồi cày lật thành từng luống. 

* Mật độ trồng

Chuối có thể trồng ở những mật độ rất khác nhau, từ 666 - 6666 cây/ha.

Khoảng cách hay mật độ trồng chuối được xác định tuỳ thuộc các yếu tố sau:

- Đặc điểm giống: Những giống chuối cao cây có bộ tán lá rộng yêu cầu khoảng cách trồng rộng hơn so với những giống chuối thấp cây. 

- Độ màu mỡ của đất: Đất càng tốt thì khoảng cách trồng càng rộng và mật độ trồng càng thấp. Đối với mỗi loại đất cụ thể cần dựa vào kinh nghiệm hoặc dựa vào kết quả nghiên cứu thử nghiệm.

- Khí hậu thời tiết và nguồn nước tưới: Những vùng có nhiệt độ càng cao thì khoảng cách trồng càng rộng. Có thể trồng dày hơn ở những nơi chủ động tưới.

- Hiệu quả kinh tế: Hiệu quả kinh tế tuỳ thuộc vào năng suất, yêu cầu về độ lớn buồng và chiều dài quả. Mật độ trồng dày có thể làm tăng năng suất nhưng lại làm giảm khối lượng buồng và độ lớn quả. Đối với tiêu thụ trong nước và chợ địa phương thì điều đó không phải là vấn đề trầm trọng. Tuy nhiên, để xuất khẩu thì tỷ lệ quả đạt kích thước lớn càng cao thì càng mang lại nhiều lợi nhuận. 

- Mật độ trồng dày sẽ kéo dài thời gian cây chuối trỗ buồng và làm chậm thời gian buồng chuối đẫy quả. Trồng quá dày còn làm cho buồng chuối rất khác biệt về kích thước buồng do cạnh tranh về ánh sáng và các nguồn cung cấp khác. Sự không đồng nhất về kích thước buồng tất yếu dẫn đến giá thành sản xuất tăng do phải tăng chi phí phun thuốc, bao buồng và thu hoạch… Hơn nữa, trồng quá dày còn làm giảm tỷ lệ quả tròn căng và thời gian bảo quản quả.

- Trồng dày còn làm chậm sự phát triển của chồi bên. Ở những mật độ trồng cao rất khó lựa chọn những chồi bên ở những vị trí thích hợp cho vụ sau. Chồi bên của vụ trước phát triển không đồng đều dẫn đến vụ sau trỗ buồng không tập trung. 

- Trồng quá dày còn làm tăng tỷ lệ bệnh đốm lá do làm giảm hiệu quả của việc phun các loại thuốc trừ nấm, bộ lá chậm khô ráo vì kém thoáng khí.

- Tuy nhiên, mật độ trồng cao sẽ làm tăng độ che phủ và trên đất dốc có tác dụng làm giảm xói mòn đất.

Tóm lại: Mỗi mật độ trồng đều có những ưu điểm và yếu điểm. Người trồng chuối cần phải quyết định mật độ trồng chuối thích hợp nhất phù hợp với điều kiện thực tế của mình. Khuyến cáo mật độ trồng tại vùng Đồng bằng Sông Hồng: 2500 cây/ha theo khoảng cách 2,0 m x 2,0 m.

* Thời vụ trồng

Thời vụ trồng chủ yếu phụ thuộc vào khả năng cung cấp nước (do mưa hoặc tưới) và vật liệu trồng. Nên trồng vào đầu mùa mưa để tận dụng thời gian cây chuối sinh trưởng trong điều kiện đủ ẩm. Ở những nơi không có khả năng tưới, không nên trồng muộn hơn 6 tuần trước khi mùa khô tới. Cũng cần chú ý lập kế hoạch trồng sao cho thời kỳ thu hoạch không trùng với mùa mưa bão.  

Thời vụ trồng còn được xác định bởi thời gian dự kiến thu hoạch. Thông thường, thời gian từ trồng đến thu hoạch khoảng 11-12 tháng. 

Ở vùng Đồng bằng Sông Hồng, để thu hoạch chuối tiêu vào dịp tết Nguyên Đán, nên trồng vào vụ xuân, ngay sau tết.

* Chuẩn bị hố trồng 

Kích thước hố 40 cm x 40 cm x 40 cm.

Đối với những nơi đất trồng bị nhiễm sâu bệnh và tuyến trùng phải xử lý hố trồng bằng cách hun vỏ trấu. Những nơi có điều kiện, phủ lớp trấu dày 15-30 cm (75-150 tấn/ha) trên mặt ruộng và đốt. Đồng thời với việc làm giảm mật độ các vi sinh vật gây hại, hun vỏ trấu còn làm giảm mật độ cỏ dại, làm tăng một số dưỡng chất, nhất là lân và kali và cải thiện điều kiện lý tính đất. Để mấy ngày cho đất nguội rồi mới trồng cây.

Cây chuối nuôi cấy mô rất dễ bị tổn thương. Vì thế, bón phân lót cần chú ý tránh không làm chúng bị tổn thương. Khi đào hố cần để riêng lớp đất mặt và lớp đất cái. Bón phân vào đáy hố, lấp phân bằng đất mặt, đặt cây rồi lấp bằng đất cái. Theo cách đó, bộ rế của cây con không bị ảnh hưởng phân và dinh dưỡng của lớp đất mặt được sử dụng hoàn toàn. Thông thường, phân lót được bón sớm ngay sau khi thiết kế vườn trồng.

1.3. Trồng cây

Tốt nhất là nên trồng cây vào sáng sớm hoặc chiều mát. Tưới đủ nước cho cây trước khi trồng. Vận chuyển cây ra ruộng, đặt mỗi cây bên cạnh một hố đã chuẩn bị sẵn.

Để tránh bộ rễ bị tổn thương, phần đáy của túi bầu cần được xé bỏ trước. Đặt cây vào hố rồi lấp một phần đất để cây đứng vững sau đó nhẹ nhàng lột túi bầu bằng cách rút lên. Cuối cùng lấp hết phần đất còn lại. Những lá mới đầu tiên sẽ xuất hiện 2-6 tuần sau khi trồng.

Cây chuối sau khi trồng ra ngoài ruộng cần được tưới nước. Cây chuối nuôi cấy mô khi còn nhỏ chịu hạn kém so với trồng bằng củ hoặc chồi bên. Cần chú trọng chăm sóc cây chuối nuôi cấy mô thời kỳ sau trồng 3-4 tháng. Cùng với việc giữ ẩm đất, cần làm sạch cỏ, che phủ đất, bón phân hữu cơ và vô cơ theo quy trình.

Tại thời điểm đưa cây ra ngoài ruộng trồng, cây chuối nuôi cây mô vẫn hoàn toàn sạch bệnh. Giai đoạn đầu rất dễ bị sâu bệnh gây hại. Vì thế cần chú ý áp dụng các biện pháp kỹ thuật phòng trừ để cây sinh trưởng tốt hơn.

2. Biện pháp kỹ thuật chăm sóc

Sau khi trồng, những biện pháp kỹ thuật chăm sóc thích hợp và quản lý đồng ruộng tốt là rất quan trọng để đạt năng suất cao. Các biện pháp kỹ thuật canh tác chủ yếu bao gồm tưới nước, bón phân, lựa chọn chồi, vệ sinh đồng ruộng, chăm sóc buồng quả …

2.1 Trồng dặm: Sau trồng 15 ngày cây nào chết thì trồng dặm. Khi trồng dặm lấy cây tương đương trong vườn, không trồng cây lớn hoặc bé hơn.

2.2. Làm cỏ: Sau trồng 30 45 ngày thì làm cỏ, làm cỏ là việc làm quanh năm trong suốt thời kỳ sinh trưởng của cây. 

2.3. Tưới nước

Chuối là cây cần nhiều nước. Tuỳ thuộc vào địa điểm và mùa vụ, cây chuối yêu cầu lượng mưa 80-200 mm/tháng. Tưới nước được xác định là một trong những yếu tố môi trường hạn chế sản xuất chuối.

Đối với người trồng chuối thường có 2 câu hỏi đặt ra là tưới bao nhiêu và tưới khi nào.Câu trả lời tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố nhưng chủ yếu là do khả năng nguồn nước. Yêu cầu tưới nước có thể được xác định bởi kết quả kiểm tra độ ẩm đất, tình trạng cây và điều kiện thời tiết. Nhìn chung, cây chuối nuôi cấy mô cần tưới thường xuyên 2 ngày một lần, mỗi lần 4 - 5 lít/cây trong thời kỳ sau trồng 1 tháng. Thời kỳ sau đó tưới mỗi tuần một lần, mỗi lần 5 - 10 lít/cây sao cho duy trì độ ẩm đất 70-80%. 

2.4. Bón phân

Các chất dinh dưỡng được cây chuối sử dụng hoặc bị mất đi do rửa trôi, bay hơi, cố định sinh học hoặc hoá học… Việc bón phân không chỉ cung cấp và đảm bảo sự cân bằng dinh dưỡng cho cây mà còn bù đắp lượng phân bị mất đi. Khuyến cáo bón phân cho vùng Đồng bằng Sông Hồng như sau:

* Bón lót: Bón mỗi hố 15 kg phân hữu cơ + 375 g lân supe (60 g P¬2O5) + 0,5 kg vôi bột.

* Bón thúc: 

- Lượng bón cho 1 cây: 520 g đạm urê (240 g N) + 960 g kaliclorua (480 g K2O).

- Cách bón: Xới rãnh nông theo vòng tròn cách gốc 30-50 cm, rải phân, lấp đất và tưới giữ ẩm. Sau khi mưa, có thể rải đều xung quanh gốc. 

Lần 1: Sau trồng 10 ngày: 5 % đạm urê + 5% kaliclorua 

Lần 2: Sau trồng 1 tháng: 5 % đạm urê + 5% kaliclorua 

Lần 3: Sau trồng 2 tháng: 10% đạm urê + 10% kaliclorua  

Lần 4: Sau trồng 3 tháng: 20% đạm urê + 20 % kaliclorua  

Lần 5: Sau trồng 5 tháng: 20% đạm urê + 20 % kaliclorua 

Lần 6: Sau trồng 7 tháng:  20% đạm urê + 20 % kaliclorua 

Lần 7: Sau trồng 9 tháng:  20% đạm urê + 20 % kaliclorua. 


2.5. Che tủ đất

*  Lợi ích của che tủ đất

- Giữ ẩm đất

- Hạn chế cỏ dại

- Điều chỉnh nhiệt độ đất

- Bổ sung chất hữu cơ và dưỡng chất cho đất

- Cải thiện đặc tính lý hoá đất

- Hạn chế rửa trôi và xói mòn đất.

* Vật liệu che tủ đất

- Che tủ đất bằng chất vô cơ như tấm plastic: các tấm plastic thường không bị phân huỷ, không có tác dụng cải thiện kết cấu đất cũng như là không bổ sung chất hữu cơ và dưỡng chất cho đất.  

- Che tủ đất bằng chất hữu cơ như rơm rạ, mùn cưa, bã mía, lá và bẹ chuối khô… Những chất này rất dễ phân huỷ và là nguồn bổ sung hữu cơ quan trọng cho đất, có tác dụng cải thiện kết cấu cũng như là khả năng giữ và thoát nước của đất.   

* Những điểm lưu ý khi che tủ đất

- Chỉ tiến hành che tủ khi đất đã được làm sạch cỏ và khi cây chuối đã ra được 2-3 lá mới.

- Không che tủ kín thân cây.  

- Che tủ hết bề rộng của bộ rễ.


2.6. Đánh tỉa chồi

Một cây chuối có thể sản sinh 5-10 chồi bên. Thông thường chỉ để 1- 2 chồi cho vụ sau. Các chồi khác phải bỏ đi để tránh cạnh tranh về dinh dưỡng. Đánh tỉa chồi là kỹ thuật lựa chọn những chồi khỏe mạnh nhất, ở những vị trí thích hợp nhất.

*  Lựa chọn chồi cho vụ sau

- Chồi khỏe mạnh, cân đối, cao dưới 1 m và lá chưa xoè rộng.

- Chồi nằm trên cùng hàng với cây mẹ.

- Lựa chọn những chồi đồng đều nhau.

*  Đánh tỉa chồi

Phương pháp chung đánh tỉa chồi là dùng dao cắt ngang hoặc dưới mặt đất. Làm như vậy chồi sẽ mọc lại và lại tiếp tục cắt. 

Muốn cho chồi không mọc lại nữa cần phải áp dụng các biện pháp: (i) khoét bỏ đỉnh sinh trưởng hoặc (ii) tách chồi khỏi cây mẹ hoặc (iii) giót dung dịch 2,4 D nồng độ 0,5% vào nõn. 

Để tránh lây bệnh từ cây này sang cây kia, dụng cụ cần phải được khử trùng sau mỗi lần sử dụng bằng dung dịch formaldehit 10% trong 10 giây hoặc 5% trong 30 giây. 

2.7. Cắt tỉa lá

Những lá già và lá bị bệnh sẽ bị chết và treo trên cây. Đây là nơi cư trú của nhiều loài sâu bệnh hại. Cần cắt bỏ những lá này bằng dao sắc, thường là cùng lúc với đánh tỉa chồi. Như vậy sẽ làm giảm các bệnh về đốm lá và sâu bệnh khác. Đồng thời làm tăng khả năng sinh trưởng của chồi bên.

Cắt bỏ tất cả những lá bị treo trên cây và cả những lá chỉ còn dưới 50% diện tích lá khỏe mạnh và đặt giữa các hàng chuối. Nếu diện tích lá khỏe mạnh còn trên 50% thì không nên cắt bỏ mà chỉ cần làm vệ sinh. 

Dụng cụ cắt tỉa lá cũng cần được xử lý giống như dụng cụ đánh tỉa chồi.

2.8. Bao buồng quả

Buồng quả chuối thường được bao bởi túi nilon. Loại túi bao buồng này có công dụng giữ cho quả khỏi bị sâu bệnh gây hại và thúc đẩy quả phát triển, nhất là trong điều kiện lạnh. Bao buồng quả thường làm tăng kích thước quả và rút ngắn thời gian từ ra buồng đến thu hoạch.

Buồng quả cần được bao sớm ngay sau khi quả bắt đầu cong lên. Buộc chặt túi ở phía trên và mở ở phía dưới, trông giống như là một cái ống tay áo. Loại túi bao phổ biến nhất hiện nay màu xanh, có đục lỗ. 

2.9. Ngắt hoa đực

Hoa đực hay còn gọi là bắp chuối, thường được cắt bỏ ở vị trí khoảng 10 cm dưới nải quả cuối cùng và đồng thời với bao buồng quả. Ngắt bỏ hoa đực có xu hướng làm tăng kích thước của những nải phía dưới và khối lượng buồng quả. 

Có thể bẻ hoa đực bằng tay nhưng tốt nhất là dùng dao sắc và cũng cần được xử lý giống như đối với cắt tỉa lá và đánh tỉa chồi. 

Tại thời điểm này, kết hợp tỉa bỏ những quả hay thậm chí là những nải quả không thoả mãn yêu cầu của thị trường tiêu thụ. Việc tỉa bỏ như vậy sẽ làm tăng chiều dài của những quả còn lại và rút ngắn thời gian từ trỗ buồng đến thu hoạch. 

2.10. Chống gió bão:

        - Để hạn chế đổ khi cây có quả, dùng 2 cọc buộc chéo vào nhau theo hình chữ X đỡ lấy cổ buồng chuối, 2 chân cọc và thân giả đứng thành 3 chân kiềng.

        - Dùng dây ni lông một đầu buộc phía trên thân giả sát cổ buồng chuối đầu kia chằng chặt vào gốc cây chuối bên cạnh hoặc ngang thân cây bên cạnh để giữ cho cây chuối đứng thẳng, hạn chế ảnh hưỏng gió bão làm đổ cây.

       - Điều khiển sinh trưởng sao cho mùa gió bão cây không có buồng non, lá nhiều.

       - Mùa gió bão phải vun gốc cho rễ ăn sâu, che chắn bớt gió. Trước khi bão tràn qua có thể chặt bớt 1/2 - 1/3 tàu lá.

2.11. Sâu bệnh hại chính

* Sâu đục thân (Cosmopolites sordidus)

- Triệu chứng : Sâu non thường sống trong thân giả, là pha gây hại chính. Từ chỗ đục tiết ra chất nhày màu vàng đục. Bị hại nặng, thân giả thối và lá chuyển vàng. Cây có buồng gãy gục ngang thân.

- Sinh trưởng phát triển : Trưởng thành để trứng mỗi năm một lứa vào tháng 3,4. Sâu non sống tới 9 tháng/năm.

- Phòng trừ : 

+ Đặt bẫy trưởng thành : Tiến hành vào cuối tháng 2 đầu tháng 3. Chẻ tư thân giả dày 5-10 cm rồi úp mặt xuống đất. Mỗi khóm chuối đặt 1-2 bẫy. Sáng sớm bắt trưởng thành cho vào túi PE đem tiêu hủy.

+ Luân canh với cây trồng khác.

+ Vệ sinh đồng ruộng

+ Dùng Basudin 5G hoặc 10 G rắc vào nõn cây chuối 3-5 g/cây vào cuối tháng 3 đầu tháng 4.

* Sâu gặm vỏ quả ( Basilepta sp)

- Triệu chứng : Trưởng thành gây hại là chính. Vỏ quả bị hại có vết sần sùi 1-2 cm, đôi khi liên kết với nhau thành từng đám làm xấu mã quả.

- Sinh trưởng phát triển : Có nhiều lứa gối nhau trong năm. Trưởng thành xuất hiện từ đầu tháng 3 ở xung quanh gốc cây và bắt đầu gây hại từ cuối tháng 3. Từ tháng 12, mật độ và mức độ gây hại giảm.

- Phòng trừ :

+ Vệ sinh đồng ruộng

+ Phun Trebon hoặc Antafos trừ trưởng thành vào sáng sớm hoặc chiều mát các cao điểm tháng 4,7,10.

+ Bao buồng quả. 

* Bệnh chùn ngọn BBTV (Banana Bunchy Top Virus)

- Triệu chứng : Lá ngắn, lá sau thường ngắn hơn lá trước. Cuống lá xếp sít nhau. Cây con lụi dần. Cây lớn không trỗ buồng hoặc trỗ buồng ngang thân giả.

- Phát sinh phát triển : Môi giới truyền bệnh là rệp, thường xuất hiện nhiều trong vụ xuân hè (tháng 4-6), trùng với thời kỳ cây chuối sinh trưởng mạnh.

 

theo : favri

Tìm kiếm theo giá
Hỗ trợ trực tuyến
Hotline
0923682679
Email: ecotechpum@gmail.com
  • Tư Vấn Hệ thống tưới tự động
  • 0935 188818 ( Mr.Hoàng) / 0846 850 856 (Mr. Hiếu)
  • Website: tuoicongnghecao.com
  • Tư Vấn Máy Móc Và Thiết Bị
  • 0846 850 856 (Mr.Hiếu)
  • hotronghieu1993@gmail.com
Trang youtubeTrang cá nhângoogle.comTưới công nghệ cao
Quảng cáo
2019 Copyright © CÔNG TY TNHH TM & DV KỸ THUẬT ECOTECH Web Design by Nina.vn
Đang online: 39   |   Tháng:   |   Tổng truy cập: 5445574
Chat zalo

#bectuoipopup #bectuoirotor #bectuoicanhquan #bectuoikrain #krainusa #krainmy #bectuoicay #bectuoisangolf #bectuoisanbong #bectuoico #bectuoicongvien #bodieukhien #bodieukhienkrain #bodieukhientudong

#bectuoipopup #bectuoirotor #bectuoicanhquan #bectuoikrain #krainusa #krainmy #bectuoicay #bectuoisangolf #bectuoisanbong #bectuoico #bectuoicongvien #bodieukhien #bodieukhienkrain #bodieukhientudong

#bectuoipopup #bectuoirotor #bectuoicanhquan #bectuoikrain #krainusa #krainmy #bectuoicay #bectuoisangolf #bectuoisanbong #bectuoico #bectuoicongvien #bodieukhien #bodieukhienkrain #bodieukhientudong